Bên cạnh những chiếc máy lạnh thông thường hay máy lạnh dạng đứng thì còn có những chiếc máy lạnh âm trần cũng rất được mọi người ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Loại máy lạnh âm trần này giúp chúng ta tiết kiệm diện tích, tạo sự thông thoáng và sang trọng cho căn nhà. Vậy máy lạnh âm trần là gì? Có nên mua hay không mua máy lạnh âm trần. Cùng chúng tôi tìm hiểu bằng cách đọc các thông tin dưới đây nhé!

Máy lạnh âm trần là gì?

Máy lạnh âm trần hay còn được gọi là Cassette (tên tiếng anh gọi là Cassette Air Conditioner). Đây là dòng máy lạnh được thiết kế gắn trên la phông trần nhà, tỏa hơi mát lạnh ra nhiều hướng thổi hoặc thổi hơi lạnh tròn 360 độ. Điều này cho phép toàn bộ căn phòng được làm mát đồng đều.

Loại máy lạnh này thích hợp cho việc lắp đặt tại các nhà hàng tiệc cưới, showroom, phòng khách, phòng trưng bày, văn phòng, xí nghiệp và các trường đại học,…. Đây là một trong các loại máy lạnh được sử dụng nhiều nhất ở phòng có diện tích rộng. Mang đến sự tiện lợi khi hầu như không chiếm không gian của phòng mà còn có thể tận dụng được tối đa năng suất hoạt động.

Máy lạnh âm trần cũng là loại máy được thiết kế với cấu trúc chìm trong phòng. Có thể được gắn trên trần nhà hay cửa ra vào. Đặc biệt đó là hệ thống thoát nước thải được bơm tự động có thể tự bơm ra ngoài. Do đó, khi lắp đặt loại máy máy lạnh âm trần này không cần xử lý độ dốc giống như đối với các dòng máy lạnh treo tường trên thị trường.

Khi lắp đặt máy lạnh âm trần, thông thường người ta sẽ phải khoét trần hoặc một phần trần trống vừa đủ của trần nhà để lắp đặt máy âm tường lên bề mặt tường. Toàn bộ máy lạnh âm trần sẽ được đặt nằm sâu trong trần nhà và chỉ có mặt trước của thiết bị sẽ nằm ngoài bề mặt trần nhà.

Xem thêm: máy lạnh âm trần Panasonic

Hình ảnh minh họa về máy lạnh âm trần

Cấu tạo của máy lạnh âm trần

Máy lạnh âm trần cũng sẽ có cấu tạo giống như máy lạnh treo tường. Dù là máy một chiều hay hai chiều thì về cơ bản máy lạnh âm trần cũng bao gồm hai bộ phận chính đó là dàn nóng và dàn lạnh.

Dàn nóng máy lạnh âm trần

Dàn nóng bao gồm có hai thành phần chính đó là quạt và máy nén. Dàn nóng chiếm khoảng 95% và đóng vai trò chủ đạo trong việc tiêu thụ điện năng của máy. Trong khi đó, dàn lạnh chỉ tiêu thụ 5%. Quá trình trao đổi nhiệt của dàn nóng diễn ra dưới dạng kiểu ống đồng cánh nhôm và quạt nói chung là hướng trục. 

Bên cạnh đó, còn có các bộ phận khác như:

  • Dây điện động lực: Là dây nguồn được nối với dàn nóng tùy vào công suất khác nhau mà máy hoạt động 1 pha hay 3 pha. Thông thường, từ 36.000 Btu/h trở lên thì máy sẽ sử dụng điện 3 pha.
  • Ống dẫn gas: Đóng vai trò là cầu nối giữa hai dàn nóng và dàn lạnh. Ống dẫn gas bao gồm hai thành phần đó là gas và cặp ống dịch lỏng. Ống dẫn gas thường được đặt kẹp vào nhau và được bọc ngoài cùng bằng ống mút có khả năng cách nhiệt. 
  • Hệ thống điều khiển: Chủ yếu là các dây điện hỗ trợ cho chức năng điều khiển của thiết bị.
Dàn nóng máy điều hòa âm trần

Dàn lạnh máy lạnh âm trần

Dàn lạnh là một dàn trao đổi nhiệt kiểu ống đồng cánh nhôm và được hỗ trợ bởi một quạt ly tâm. Do chỉ có hai bộ phận chính là bo mạch điều khiển và quạt nên dàn lạnh máy lạnh âm trần không tiêu tốn nhiều năng lượng

Tùy thuộc vào không gian và kết cấu lắp đặt mà người dùng có thể lựa chọn cho mình một dàn lạnh phù hợp. Có các loại dàn lạnh sau:

  • Loại chuyên đặt sàn: Thích hợp cho không gian có trần cao và diện tích nhỏ. Cửa hút thường đặt nằm phía trước ở bên hông và cửa thổi gió nằm ở phía trên.
  • Loại chuyên dấu trần: Thường được dùng cho không gian có trần giả (văn phòng, công sở,…). Được lắp đặt bên trong la phông, để dàn lạnh hoạt động được cần có các thiết bị miệng thổi, hút, hồi gió và ống cấp. 
  • Loại chuyên áp trần: Dàn lạnh áp trần của máy lạnh âm trần thường được dùng cho những khu vực có trần rộng và thấp. Loại dàn lạnh này thường được lắp đặt gần với la phông. Gió thổi ra sát với trần nhà và luồng gió thổi về ngay phía dưới dàn lạnh. 
  • Loại dùng treo tường: Loại dàn lạnh này thường được sử dụng phổ biến nhất do tính ứng dụng cao. Không khí được thổi ra thông qua cửa nhỏ phía dưới và hút về vào cửa hút phía trên.
  • Loại Cassette: Để lắp đặt máy lạnh Cassette, kỹ thuật viên sẽ khoét trần và lắp đặt máy áp lên bề mặt của trần nhà. Do đó, chỉ có mặt trước dàn lạnh nổi lên trên mặt trần, phần còn lại nằm sâu trong trần nhà. Loại dàn lạnh này thường được sử dụng với những nơi có trần cao như phòng họp, hội trường,….
    Dàn lạnh máy điều hòa âm trần

Máy lạnh âm trần hoạt động như thế nào?

Dàn lạnh hoạt động liên tục không ngừng nghỉ xuyên suốt quá trình làm lạnh của máy lạnh âm trần. Dàn nóng thì hoạt động phụ thuộc theo nhiệt độ trong phòng. Quạt của dàn lạnh đảm nhiệm nhiệm vụ phân tán đều khí lạnh trong không gian, đồng thời cảm biến còn đóng vai trò cảm nhận nhiệt độ không khí. 

Khi nhiệt độ cài đặt trên remote điều khiển nhỏ hơn nhiệt độ phòng thì dàn nóng sẽ hoạt động để cung cấp gas lỏng tới dàn lạnh. Gas sẽ bay hơi trong dàn lạnh, làm giảm nhiệt độ phòng và cung cấp luồng khí lạnh ra bên ngoài. Quá trình làm lạnh sẽ dừng lại khi nhiệt độ phòng giảm xuống bằng với nhiệt độ đã cài đặt. 

Trong khi dàn nóng đang chạy thì dàn lạnh bắt đầu hoạt động làm mát và tiêu tốn khá nhiều điện năng. Nhưng đến khi dàn nóng ngưng hoạt động thì dàn lạnh chỉ đóng vai trò phân tán và luân chuyển khí lạnh trong không gian. 

Bạn cũng cần lưu ý những điều như ở nhiệt độ 24°C là nhiệt độ tiêu chuẩn của mỗi máy lạnh âm trần. Nhiệt độ lý tưởng để cơ thể con người thích nghi là từ 25 đến 27°C.

Tìm hiểu thêm: máy lạnh tủ đứng Panasonic

Nguyên lý hoạt động của máy lạnh âm trần

Ưu điểm của máy lạnh âm trần 

Máy lạnh âm trần thường sẽ có thiết kế với kiểu dáng vuông, với phần máy làm lạnh sẽ được lắp đặt âm vào tường trần nhà. Đảm bảo được tính thẩm mỹ cho không gian, đồng thời không ảnh hưởng đến việc bố trí, sắp xếp các đồ nội thất khác trong nhà như đèn trần. Thiết kế của căn phòng cũng được giữ nguyên mà vẫn có hiệu quả làm mát như bình thường.

Ưu điểm lớn của các dòng máy lạnh âm trần cũ và mới đều là làm lạnh nhanh. Thường có tới 4 cửa thổi gió với diện tích rộng bằng bề mặt trước của máy. Nhờ vào hướng gió thổi, đảo gió tự động nhằm giúp hơi mát phân bố luồng gió đều khắp trong phòng. Bốn hướng thổi gió này sẽ làm mát cả gian phòng của bạn.

Máy lạnh Cassette thường có hai bộ cảm biến nhiệt lạnh và một cục nóng, nhưng có điều khiển nhằm giúp người dùng có thể điều chỉnh được hoạt động của máy. Cụ thể hơn đó là tốc độ quạt, các chế độ khô, ẩm, hướng gió, gió tự nhiên, khử trùng hút mùi đều có trên dòng sản phẩm này.

Máy lạnh Cassette âm trần cần phải ưu tiên thiết kế vị trí lắp đặt trước. Tuy nhiên, việc lắp đặt cũng khá đơn giản và có thể dễ dàng vệ sinh máy lạnh khi cần thiết. Vì vậy, không cần quá lo lắng, sợ máy điều bẩn hoặc không mát.

Ngoài ra, còn có một ưu điểm lớn là thiết kế nhỏ gọn, không tốn nhiều không gian diện tích. Tuy nhiên, cũng giống như các loại máy lạnh khác. Chúng ta cũng cần phải vệ sinh máy lạnh thường xuyên và định kỳ. Việc vệ sinh máy lạnh này sẽ giúp cho máy được bụi bẩn, động cơ hoạt động nhịp nhàng, êm ái và ổn định.

Ưu điểm của máy lạnh âm trần

Hướng dẫn cách vệ sinh máy lạnh âm trần

Hầu hết các máy lạnh âm trần được lắp đặt trước khi công trình được xây dựng hoàn thiện và có hệ thống đường ống phức tạp. Do đó, nếu có xảy ra sự cố cần sửa chữa hay vệ sinh máy máy lạnh âm trần, bạn nên liên hệ với các kỹ thuật viên có chuyên môn.

Quy trình vệ sinh máy lạnh âm trần an toàn thường được diễn ra như sau:

  • Quá trình xử lý khá phức tạp nên cần ít nhất 2 kỹ thuật viên cùng tham gia hỗ trợ cho việc bảo dưỡng. Do đó, bạn nên lưu ý lựa chọn những đơn vị uy tín.
  • Tần suất vệ sinh máy lạnh âm trần nên từ 2 – 4 tháng/lần. Việc thực hiện tiến hành kiểm tra máy lạnh âm trần định kỳ giúp bạn ngăn ngừa hiệu quả các sự cố phát sinh và đảm bảo an toàn sức khỏe cho chính bạn và gia đình bạn.
  • Các bước vệ sinh máy thường bắt đầu bằng việc kiểm tra máy, tắt cầu dao nguồn điện, tháo mặt nạ, khay hứng nước. Sử dụng bạt chuyên dụng để che máy trước khi xịt vòi nước. Lưu ý là cần che đậy bo mạch để tránh nước vào máy. Sau khi rửa xong, các thiết bị nên cần được lau khô. 
  • Với dàn nóng của máy lạnh âm trần, các bộ phận như quạt, bộ tản nhiệt và vỏ máy cần được vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, bạn nên xem kỹ đồng hồ kiểm tra gas nếu thiếu thì phải nạp thêm.
  • Sau khi làm xong, những dụng cụ, công cụ đồ nghề cần được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ và bảo quản tốt để sử dụng cho các lần sau.
    Hướng dẫn cách vệ sinh máy lạnh âm trần

Không nên hay nên mua máy lạnh âm trần?

Không nên hay nên mua máy lạnh âm trần còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như nhu cầu sử dụng của gia đình bạn, thiết kế của căn phòng, diện tích căn phòng, số tiền phải chi trả khi mua máy,….

Mua máy lạnh âm trần khi nào?

Khi bạn cần một chiếc máy lạnh có thiết kế hiện đại, sang trọng với phần máy được lắp âm vào tường giúp tăng thẩm mỹ cho căn phòng của bạn.

Máy lạnh âm trần không làm ảnh hưởng đến việc sắp xếp, trang trí nội thất và hệ thống đèn trong nhà của bạn. Từ đó, giúp thiết kế căn phòng của bạn được giữ nguyên hình dáng ban đầu mà vẫn được làm lạnh.

Nên mua máy lạnh âm trần khi bạn muốn căn phòng được làm lạnh nhanh, đều và bạn có thể điều chỉnh tốc độ của quạt, hướng gió, khử khuẩn hút mùi, các chế độ khô, ẩm, gió tự nhiên,….

Chiếc máy có kiểu dáng gọn nhẹ, sang trọng. Bạn không cần phải vệ sinh thường xuyên mà không khí vẫn mát mẻ. Bạn có thể bỏ ra một số tiền khá lớn để mua máy lạnh âm trần.

Không nên hay nên mua điều hòa âm trần

Không mua máy lạnh âm trần khi nào?

Hạn chế về kinh tế. Chỉ cần một chiếc máy lạnh giá rẻ để làm lạnh mà không có nhiều yêu cầu quá nhiều về thiết kế, mẫu mã, thời gian làm lạnh,….

Diện tích phòng hẹp hoặc không quá lớn. Chiều cao của căn phòng bị hạn chế hoặc trần của căn phòng không đủ điều kiện để lắp đặt máy lạnh âm trần.

Với bài viết đã được nêu trên, chúng tôi đã gửi đến bạn đọc những thông tin cần thiết cho cuộc sống về máy lạnh âm trần là gì. Hy vọng bạn có thể lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Để biết thêm nhiều thông tin khác, hãy truy cập chúng tôi thường xuyên nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *